Thủ thật - Mẹo hay

Ray Tracing là gì? Khi công nghệ hỗ trợ hình ảnh đạt cảnh giới mới

Rate this post
Ray Tracing là gì?
Ray Tracing là gì?

Những năm gần đây, hàng loạt các ông lớn trong làng công nghệ đều lần lượt cho ra mắt công nghệ Ray Tracing trên các bộ vi xử lý cao cấp và mạnh mẽ nhất của mình. Vậy Ray Tracing là gì mà trở thành một tiêu chuẩn mới trong làng công nghệ những năm gần đây?

Ray Tracing là gì?

Khi mà các hãng trò chơi điện tử hiện nay vẫn đang áp dụng những công nghệ hình ảnh mới nhất để giúp trò chơi trở nên chân thật và đẹp đẽ hơn. Ngoài sự phát triển của các phần mềm hỗ trợ cho hình ảnh game như Unity, Unreal Engine,… thì Nvidia là hãng công nghệ đầu tiên cho ra mắt Ray Tracing, giúp tăng cường và tái tạo hình ảnh trở nên đẹp hơn bằng phần cứng.

Trước đó, công nghệ Ray Tracing chỉ xuất hiện trên dòng card đồ họa RTX của Nvidia nhưng hiện tại, các hãng công nghệ trong làng smartphone và console đều phát triển và trang bị lên các sản phẩm của mình. Từ đó dần tạo nên một kỷ nguyên mới về hình ảnh kỹ xảo và biến mọi thứ trong các tựa game hiện nay lên một tầm cao mới.

Công nghệ Ray Tracing đem lại trải nghiệm hình ảnh chân thật và chi tiết nhất
Công nghệ Ray Tracing đem lại trải nghiệm hình ảnh chân thật và chi tiết nhất (Ảnh: WCCFTech)

Công nghệ Ray Tracing có thể tái tạo chính xác những vùng sáng thông qua cách xác định tia ánh sáng chẳng hạn như phản xạ, khúc xạ, tán xạ và quang sai màu theo thời gian thực. Nhờ xử lý và render theo thời gian thực nên các vùng ánh sáng trong các tựa game đều đạt được chất lượng tốt nhất.

Hiện tại, việc áp dụng công nghệ Ray Tracing lên bộ vi xử lý ngày càng phổ biến. Trong đó, MediaTek đã nổ tiếng súng đầu tiên khi mà áp dụng công nghệ Ray Tracing lên vi xử lý dành cho smartphone là Dimensity 9200 của mình. Để trả lời lại MediaTek, 2 ông lớn Qualcomm và Apple đã lần lượt đem công nghệ này lên các sản phẩm của mình.

Qualcomm đã đáp trả lại MediaTek bằng con chip Snapdragon 8 Gen 2 có hỗ trợ Ray Tracing
Qualcomm đã đáp trả lại MediaTek bằng con chip Snapdragon 8 Gen 2 có hỗ trợ Ray Tracing (Ảnh: Qualcomm)

Qualcomm ngay sau đó đã đáp trả MediaTek bằng vi xử lý Snapdragon 8 Gen 2 với khả năng xử lý các hình ảnh trong trò chơi theo thời gian thực. Apple là gã khổng lồ cuối cùng cũng đã đem công nghệ Ray Tracing lên bộ vi xử lý A17 Pro thế hệ mới nhất và trang bị trên thế hệ iPhone 15 Pro Series.

Việc sử dụng công nghệ Ray Tracing cũng góp phần thúc đẩy các nội dung thực tế ảo trở nên chân thật, và cũng là tiền đề để các hãng công nghệ phát triển các thiết bị thực tế ảo. Có thể trong tương lai gần, công nghệ Ray Tracing cũng như là các thiết bị hỗ trợ nội dung thực tế ảo trở nên phổ biến và mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới về công nghệ.

Bạn cảm thấy công nghệ Ray Tracing có thiết thực không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *